Gạo trắng hay gạo lứt? Quyết định là ở bạn
01.07.2016, 03:52 PMBạn thích bài viết này?
Trước tiên ta sẽ so sánh giá trị dinh dưỡng giữa hạt gạo trắng và hạt gạo lứt để thấy được sự khác biệt.
- Gạo lứt: là hạt thóc không còn vỏ bọc ngoài (vỏ trấu), hạt gạo còn nguyên cám bao quanh, mầm ở đầu hạt và lõi trong là bột gạo có thành phần chủ yếu là tinh bột.
Gạo lứt là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Theo Wikipedia thì giá trị dinh dưỡng của gạo lứt hạt dài là như sau (100g):Năng lượng- 370kcal; Nước- 10,37g; Hydratcarbon (đường bột)- 77,24g; Chất xơ thực phẩm- 3,5g; Chất béo -2,92g; Protein- 7,94g; Vitamin B1- 0,401 mg; Vitamin B2-0,093mg; Vitamin B3 (Niacin)- 5,091 mg; Vitamin B5 (Acid pantotenic)- 1,493 mg; Vitamin B6- 0,509mg; Vitamin B9 (Acid folic)- 20µg, Ca- 23 mg; Fe-1,47 mg; Mg- 143mg; Mn- 3,743 mg ; P- 333 mg; K - 223 mg; Na- 7 mg; Zn- 2,02 mg ...
- Gạo xát trắng: Là hạt gạo lứt tiếp tục được xay, đánh bóng để loại bỏ lớp cám (lớp cám nâu này nằm ngay bên dưới lớp vỏ) và mầm gạo (sự sống của hạt gạo sau này sẽ mọc thành cây lúa). Quá trình này loại bỏ năng lực của sự sống cùng với hầu hết chất dinh dưỡng, chất xơ có trong hạt gạo.
Gạo trắng qua quá trình xay, giã, sẽ mất đi tới 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng Mn và hầu hết chất xơ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg Mg, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch.
Để trả lời cho câu hỏi tại sao chúng ta nên ăn gạo lứt thay vì gạo trắng, nhà thực dưỡng Lương Trùng Hưng muốn nhấn mạnh đến hai yếu tố quan trọng: thứ nhất về lịch sử, thứ hai về tác dụng biến dưỡng trong cơ thể.
1.Thứ nhất:
Cách đây chừng 150 năm, tức vào khoảng 1850 trở về trước, lịch sử nhân loại gần như không hề có bệnh suy thoái: ung thư, đái đường, sạn thận, sạn gan, xương mọc gai, cọi xương, thấp khớp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não....mà chỉ có các bệnh nhiễm trùng, bệnh dịch do vi trùng như dịch tả, dịch hạch, bệnh lao và một số bệnh cảm cúm, xoang... Sau thời điểm đó; kể từ khi các cuộc cách mạng kỹ nghệ và nhất là kể từ lúc nhân loại biết làm ra máy chà xát gạo làm trắng gạo và biết ép mía làm đường, biết chế biến thực phẩm đóng chai, đóng hộp, chế biến gia vị; kỹ nghệ chăn nuôi phát triển cực độ bằng cách sử dụng các loại hoá chất làm rút ngắn thời gian nuôi trồng gia súc và cây trái... thì các bệnh suy thoái bắt đầu xuất hiện dần dần và càng lúc càng nhiều và cho đến ngày nay thì những bệnh suy thoái gần như quá nhiều và quá phổ biến ở khắp mọi tầng lớp xã hội.
2/ Thứ hai:
Gạo trắng nấu mau chín, ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt và dễ tiêu hoá sau khi ăn....Và như mọi người đều biết gạo trắng chứa toàn là tinh bột, sau khi ăn vào cơ thể thì gạo trắng được tiêu hoá nhanh chóng và tinh bột biến thành đường một cách cũng nhanh chóng và do vậy số lượng đường này gây thành đường dư thừa trong máu làm cho lá lách phải tiêu hao một lượng lớn insulin để ức chế số đường dư thừa này và trong quá trình biến dưỡng để tạo thành amino acid, cơ thể đã phải mất đi một số lượng khoáng chất và đặc biệt là mất chất vôi (cancium) (đó cũng là lý do vì sao bác sĩ nha khoa khuyên chúng ta không dùng nhiều đường vì sẽ làm sâu răng); số lượng amino acid nhiều hơn nhu cầu này làm cho nó biến thành mỡ (chất béo) gây bệnh béo phì và vô số các bệnh suy thoái khác đặc biệt là bệnh thần kinh bất thường tức là vui buồn thái quá do lượng đường biến dưỡng lên xuống thất thường trong máu!
Trong khi đó nếu ăn gạo lứt thì phải nhai kỹ vì gạo lứt khó tiêu hoá hơn gạo trắng; khi vào ruột thì tinh bột trong gạo lứt sẽ hoà tan vào chất cám (là lớp vỏ bọc lõi gạo trắng) làm cho quá trình tiêu hoá đường trong gạo lứt bị chậm lại và tiến trình tiêu hoá đường một cách từ từ này vừa vặn khế hợp với nhu cầu cần đường tự nhiên của cơ thể. Vì thế cần nhai nhuyễn, nhai kỹ cơm lứt rồi hãy nuốt để miếng cơm khi nuốt vào dạ dày có cả phần cám gạo lẫn phần tinh bột. Nhiều người ăn cơm lứt nhưng vẫn nhai nhanh như nhai cơm trắng sẽ có hiện tượng đầy bụng và nóng ruột vì chất cám gạo chưa được nước bọt và bộ răng nhai kỹ nhào nhuyễn, vỏ cám hãy còn nguyên rất khó tiêu và thường gây chướng bụng... khi ăn cơm lứt ta cũng nên biết cách ăn: nhai cơm lứt với muối vừng, còn thức ăn thì ăn riêng, không ăn lẫn lộn như ăn cơm trắng.
Riêng các cháu bé thì cần phải áp dụng linh hoạt vì phần lớn các cháu khó tạo được thói quen nhai kỹ, một phần vì hàm răng còn mọc chưa đủ. Do vậy có thể cho các cháu ăn cháo gạo lứt hoặc các loại bánh đa lứt, bánh phở lứt, bột sữa thảo mộc (Kokkoh) hoặc các loại bánh từ ngũ cốc lứt...Nhờ có khám phá về sự nhai kỹ chúng ta mới nhớ lại truyền thống của ông bà mình thường mớm cơm cho con sau khi thôi sữa mẹ, gọi là thời kỳ bú mớm. Các bà mẹ có kinh nghiệm là những khi mớm (nhá trước) cơm cho bé thì phân và sức khoẻ của bé tốt hơn là những khi bận bịu không mớm cơm cho bé.
Nếu chúng ta ăn gạo lứt (hoặc ngũ cốc lứt) thì tiến trình biến tinh bột thành đường sẽ thẩm thấu vào máu một cách chậm chạp và đều đặn làm cho lục phủ ngũ tạng của chúng ta làm việc một cách nhẹ nhàng khoan thai; trong khi đó nếu chúng ta ăn gạo trắng (hoặc ngũ cốc chà xát trắng) thì lượng đường trong tinh bột vào máu một cách ồ ạt sau khi ăn làm cho cơ thể chúng ta luôn mệt mỏi và chu kỳ dư và thiếu đường xảy ra thường xuyên, điều này rất dễ nhận thấy ở người ăn gạo trắng là mau đói và khi đói thì đói lả người, có khi bị run tay; trong khi người ăn gạo lứt khi đói thì chỉ đói nhẹ nhàng và có thể nhịn ăn dễ dàng.
Nếu nhai cơm lứt (chọn loại gạo sạch không phân hoá học không thuốc trừ sâu) và muối vừng từ 50-70 lần trở lên bạn sẽ thấy không có món ăn nào khoái khẩu ngon ngọt cho bằng (so sánh với bất cứ món ăn nào cùng được nhai kỹ như thế). Còn nhai cơm trắng thường cảm thấy nhạt nhẽo cho nên mới phải cần nhiều loại thức ăn và nhiều loại gia vị hoá chất để cho “dễ nuốt” và cách ăn cơm trắng thường là ăn lẫn lộn cơm và thức ăn còn cách ăn cơm lứt là ăn riêng cơm với muối vừng, còn thức ăn thì được ăn riêng, nên thưởng thức như vậy thú vị hơn rất nhiều lần so với cách ăn cơm trắng. Vả lại sự ngon ăn của người ăn cơm lứt tăng vọt bất ngờ so với sự ngon ăn của người ăn cơm trắng. Vì thế người ăn cơm lứt bao giờ cũng cảm thấy đầy đủ và hạnh phúc, cũng như họ được an ổn tâm sinh lý hơn. Nhiều cặp vợ chồng vô sinh nhờ ăn cơm lứt sinh con dễ dàng và vô số chứng lãnh cảm và đồng tính luyến ái cũng được lành mạnh nhờ cơm lứt.
Ngoài ra y học ngày nay cũng công nhận rằng gạo lứt chứa chất xơ (fiber) và vô số chất khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể cũng như gạo lứt có khả năng ngăn ngừa bệnh táo bón và làm cho ruột tránh được nhiều ung bướu trong thành ruột.
Và điểm quan trọng sau cùng là Tạo hoá ban cho chúng ta ngũ cốc lứt nhưng do chính chúng ta chà xát trắng với niềm tin sai lạc là ngũ cốc chà xát trắng tốt và có lợi cho cơ thể, thế nhưng lợi đâu trả thấy mà chỉ thấy toàn là bênh suy thoái càng lúc càng nhiều và càng lúc càng khó chữa trị hay hầu như không thể chữa trị được, và lúc đó người ta mới hiểu ra là vì sao gạo lứt có thể ngăn ngừa và chữa được nhiều bệnh đến thế!
Không biết bao giờ chúng ta mới tỉnh ngộ để sống vui và sống khoẻ một cách tự nhiên.
Lương Trùng Hưng
thucduong.vn
Tạo chủ đề mới
-
Cách dạy con phản tác dụng
16,182 lượt xem -
8 lợi ích khi cho con xem Tivi
15,892 lượt xem -
Cách mẹ thông minh xử lý những lời nói khó chịu của bé
13,582 lượt xem -
6 điều cha mẹ đừng nên làm với bữa ăn của bé
12,344 lượt xem -
Giúp bé yêu thích ăn dặm không khó
11,580 lượt xem -
Chậm nói ở bé và những điều mẹ nên tham khảo
10,390 lượt xem