Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom khác
>
Kỹ năng sống

Cứu người bị điện giật đúng cách

28.10.2016, 09:31 AM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 8,394
Tag: cứu người điện giật, sơ cứu điện giật
Điện giật là một trong những tai nạn phổ biến thường gặp trẻ em và cả người lớn do sơ ý hay thiếu cẩn thận mà tiếp xúc trực tiếp với môi trường điện. Nếu xử lý không đúng cách cả nạn nhân và người cứu có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng.

Cuộc sống hàng ngày của chúng ta tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm đang rình rập như tai nạn bất ngờ như: thiên tai, hỏa hoạn, giật điện... Giữa sự sống và cái chết đôi khi chỉ được tính bằng giây. Bởi vậy, để tồn tại được bản thân mỗi con người đều phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể đối phó, giải quyết mọi tình huống một cách đúng đắn nhất. Nhờ có sự hiểu biết mà mình có thể tự thoát khỏi nguy hiểm hay cứu sống được những người xung quanh.

 

Những thương tổn do giật điện

Khi bị điện giật thường có  2 thương tổn là bỏng và ảnh hưởng đến các mô bên trong. Bỏng gồm có bỏng nhiệt gây hoại tử và bỏng gây rối loạn các cơ quan trong cơ thể, xáo trộn sinh lý, dẫn đến nguy cơ: suy hô hấp, suy tim, ngưng thở. Tùy từng mức độ, nạn nhân có thể ngất rồi tỉnh lại, cũng có thể ngất rồi sau đó ngưng tim, ngưng thở, nếu không sơ cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Nếu dòng điện quá mạnh sẽ dẫn đến tử vong tại chỗ do bị dính chặt vào nguồn điện. Ngoài ra, nếu nạn nhân đang đứng trên cao khi bị điện giật thường có xu hướng giật bắn người nên có thể ngã từ trên cao xuống gây trấn thương vùng đầu, mặt hoặc gẫy xương cột sống hoặc chân tay.

 

Cách cứu người bị điện giật

 

BƯỚC 1 - TÁCH NẠN NHÂN RA KHỎI NGUỒN ĐIỆN

 

TRƯỜNG HỢP 1:

Trường hợp cắt được mạch điện bằng những thiết bị đóng như: công tắc điện, cầu chì, cầu dao hoặc rút phích cắm … phải ngắt ngay, ngắt nguồn điện ở nơi gần nhất, nhanh nhất và không được lại gần hoặc chạm vào người bị điện giật cho đến khi nguồn điện tại đó đã được ngắt hẳn.

 

TRƯỜNG HỢP 2:

Trường hợp không cắt được mạch điện bằng phương pháp như trường hợp 1.

Trong trường hợp này, phải phân biệt người bị nạn đang chạm vào mạch điện hạ áp hay cao áp để áp dụng những cách như sau:

Lưu ý: Nếu người nạn nhân ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng, đỡ khi nạn nhân rơi xuống.

 

- Điện cao áp: Nếu là mạch điện cao áp (là mạch thường có 3 dây, sứ cao từ 12cm trở lên hoặc sứ chuỗi) thì người cứu phải có ủng, găng tay, gậy hoặc sào (cách điện). Dùng gậy hoặc sào để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện.

Nếu không có dụng cụ cách điện nói trên thì dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.

Đồng thời gọi cho đơn vị Điện lực theo số điện thoại SC trên hóa đơn tiền điện để thực hiện biện pháp an toàn.

 

Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

 

 - Điện hạ áp: Nếu là mạch điện hạ áp thì người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su (cách điện), đeo găng cao su (cách điện) để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện.

 

Cứu người điện giật cao thế

 

Nếu không có các phương tiện trên thì dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện ra khỏi người hoặc đẩy nạn nhân để tách ra khỏi mạch điện, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô… để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra (cấm tiếp xúc trực tiếp với đất mà không có cách điện rồi dùng tay không nắm trực tiếp vào da người bị điện giật vì như vậy người cứu cũng bị điện giật theo). Nếu có kìm cách điện, búa cán gỗ, rìu cán bằng gỗ…thì sử dụng những dụng cụ này để cắt, chặt đứt dây điện đang gây ra tai nạn (chặt dây phía đầu nguồn đến hoặc chặt cả hai đầu dây).

 

 

BƯỚC 2 - SƠ CỨU NẠN NHÂN TẠI CHỖ

Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng của nạn nhân để chọn phương pháp cứu chữa cho thích hợp. Trước hết phải kiểm tra tim, phổi có hoạt động sau đó mới sơ cứu các bộ phận khác như bỏng, gãy xương, dập nát... và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

 

- Nếu nạn nhân chưa mất tri giác: nạn nhân chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó, mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.

 

- Nếu nạn nhân bị mất tri giác: nạn nhân đã mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín gió), nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm, cho ngửi nước tiểu, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để chăm sóc.

 

- Nếu nạn nhân không còn thở, tim ngừng đập: đồng thời toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay.

 

Sơ cứu người bị điện giật tại chỗ 

 

Hô hấp nhân tạo:

- Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng.

- Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.

- Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 - 30 lần (H2).

Ép tim ngoài lồng ngực:

- Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.

- Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần (H3).

 

Các biện pháp phòng tránh điện giật

 

phòng tránh điện giật

 

  • Chỉ sửa chữa điện khi đã ngắt cầu dao
  • Tại các gia đình cần thiết kế, treo mắc đường điện, dây điện, ổ điện an toàn...
  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát
  • Khi sửa điện phải dùng găng tay, ủng, kìm, bút thử điện, đi dép khô... để cách điện, tuyệt đối không dùng tay không để nối và cắt điện
  • Không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ em
  • Không để trẻ em chơi đùa gần các thiết bị điện như ổ cắm điện, nồi cơm điện đang nấu, quạt điện..
  •  Không chơi đùa gần cột điện cao thế, không dùng sào chọc phá cột điện...
  • Người lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm...

 

Tạo chủ đề mới

Bui Thi Thanh Thuy
btthuy
124 bài | 1,913 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn