Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom bổ
>
Sức khỏe

Chế độ ăn cho cho người bị viêm khớp

08.08.2015, 11:04 PM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 17,636
Tag: ẩm thực hà nội, đau xương khớp nên ăn gì, ăn gì bổ xương khớp, ăn gì tốt cho khớp, đau khớp không nên ăn gì
Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị viêm khớp thì chế độ ăn uống cũng có tác động không nhỏ tới việc hạn chế những cơn đau và góp phần tích cực vào việc kháng viêm trong điều trị viêm khớp.

Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm đau, tại vị trí khớp bị viêm người bệnh không thể gập hay duỗi khớp một cách bình thường. Để tăng hiệu quả điều trị viêm khớp, người bệnh cần thực hiện một số kiêng kỵ cần thiết đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Theo đó, người đang bị viêm đau khớp thì nên và không nên ăn gì?

 

Chế độ ăn cho cho người bị viêm khớp

 

Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng trong bệnh viêm xương khớp

Quá trình viêm xương khớp là quá trình tạo thành các sản phẩm hoạt hóa sinh học của các acid béo, đó là Prostaglandin và Leucotriene dẫn xuất từ acid béo thiết yếu. Acid Arachidonic; các dẫn xuất hoạt hóa này có thể thay đổi thành phần acid béo trong thức ăn.

Acid Arachidonic là thành phần của Phospholipid màng tế bào là cơ chất của men Cyclooxygenase và Lipooxygenase.

Cyclooxygenase là men hoạt hóa acid béo tạo thành Prostaglandin và Thromboxane, hai chất này kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, Prostaglandin E gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau.

Sử dụng thức ăn từ hải sản, dầu cá có chứa acid béo kép không no type n-3 bao gồm acid Eicosopentaenoic (EPA, C20:5) và acid Docosahexaenoic (DHA, C22:6) có thể thay thế acid Arachidonic của màng tế bào. Hai acid EPA và DHA cũng là cơ chất cho men Lipooxygenase để tạo thành Leucotriene B5 - LTB5 ít kích thích viêm và ít gây dính tiểu cầu hơn là Leucotriene B4 dẫn xuất từ acid béo thiết yếu Arachidonic. Bữa ăn sử dụng từ dầu cá thay mỡ đã được chứng minh trong một số công trình lâm sàng là có tác dụng giảm đau và giảm sưng khớp.

 

Chế độ ăn cho cho người bị viêm khớp

 

Người bị viêm khớp không nên ăn gì?

- Người bị bệnh khớp không nên ăn bắp (ngô), đồ nếp đã qua chế biến vì trong thực phẩm này có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp.
- Tất cả những món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông, mà ngay cả bánh kẹo cũng không nên có trong khẩu phần ăn.
- Không được ăn: măng, cà pháo, chuối tiêu, gia vị cay nóng (tiêu, ớt), nhộng tằm, cá mè.

Muối: Muối được các chuyên gia khuyến cáo là không nên sử dụng cho người bị viêm khớp. Để hạn chế muối trong bữa ăn cách tốt nhất nên tập thói quen nấu các món ăn mà không dùng muối. Ngoài ra đồ ăn nhanh cũng không nên sử dụng bởi trong đồ ăn nhanh thường sử dụng rất nhiều muối.

Cà phê: Người bị bệnh viêm khớp không nên uống cà phê, vì chất cafein có trong cà phê sẽ khiến cho bệnh viêm khớp của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Soda: nói không với soda sẽ làm cho những cơn đau nhức do viêm khớp không tăng nặng thêm.

Bột mì: Bạn không nên ăn bột mì dưới bất kì hình thức nào, bởi bột mì sẽ tình trạng viêm khớp của bạn tăng lên.

Sữa và các sản phẩm từ sữa như fomat,…không nên sử dụng cho các trường hợp viêm khớp.

 

Chế độ ăn cho cho người bị viêm khớp

 

Bị đau khớp nên ăn gì?

Chế độ ăn nhiều hoa quả, rau xanh và tăng cường các món ăn giàu can xi, vitamin C, omega 3, omega 6 được khuyến cáo nên tăng cường cho người bị viêm, đau khớp.
Dùng nhiều các thực phẩm giàu axit béo omega-3, chất này có tác dụng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm giảm các triệu trứng đau khớp, loại bỏ tình trạng cứng khớp vào buổi sáng. Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 là cá, đặc biệt là mỡ cá, các loại cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, tôm, cua, dầu cá, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu olive.
Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C, D, E và beta-caroten (tiền vitamin A). Nhờ tác dụng chống oxy hóa nên các vitamin này có thể phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Vitamin C và D có tác dụng làm giảm đau – viêm xương khớp, làm chậm sự tiến triển của bệnh. Vitamin E và beta-caroten có tác dụng giảm đau, chống viêm. Các loại vitamin này có nhiều trong rau, củ, quả như ổi, dâu tây, cà chua, cà rốt, bí đỏ, các loại rau xanh có màu xanh đậm (bắp cải, súp lơ, rau dền xanh…) và đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch … và nên nhớ uống đủ nước , mỗi ngày nên uống từ 2,0-2,5 lít nước.
Một số loại thực phẩm tốt cho người đau khớp như:

Trà: trà xanh và các loại trà thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm rất tốt cho những người bị viêm khớp. Người bị viêm khớp có thể dùng các loại trà thảo dược, trà xanh thay nước lọc hàng ngày. Nước cũng có tác dụng trong việc tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương.

Thịt: Các loại thịt màu đỏ không được khuyến khích cho người viêm khớp tuy nhiên hải sản, cá ngừ, cá thu, cá hồi… giàu chất omega 3, omega 6 tốt cho bệnh nhân viêm khớp. Tuy nhiên không nên sử dụng nhiều, 70g protein mỗi ngày là lượng vừa đủ với người bị viêm khớp.

Trứng: Trứng được coi là một sản phẩm hoàn hảo, nhiều chất dinh dưỡng tốt, được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm khớp.

Trái cây: Ăn nhiều trái cây là rất tốt tuy nhiên với người bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp thì lại khác, không phải loại trái cây nào cũng tốt. Nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: bưởi, chanh, kiwi, các loại quả mọng. Còn các loại quả như chuối, đào, cam, dứa, lê, dưa hấu là những loại trái cây có hàm lượng đường cao, vì thế không nên sử dụng quá nhiều.

 

Chế độ sinh hoạt, vận động cho người đau khớp
Hoạt động khớp xương nhẹ nhàng nhất là vào buổi sáng để giúp các khớp xương hoạt động trơn tru, giảm bớt co cứng cơ, tránh hiện tượng dính khớp. Xoa bóp vùng bị tổn thương giúp cho phục hồi nhanh hơn. Có thể áp dụng các bài tập thể dục trị liệu như Yoga, bơi lội, đạp xe đạp, chơi cầu lông, bóng bàn hoặc có thể đi bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng, tối.
Thậm chí sau khi các triệu chứng bệnh đã khỏi thì vẫn phải kiên trì vận động trong thời gian dài để duy trì các khớp xương ở trạng thái chức năng bình thường. Tránh vận động nặng, mang vác nặng, ngồi lâu không thay đổi tư thế làm ảnh hưởng đến cột sống.
Cần có chế làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức gây quá sức chịu đựng của các khớp, gây biến dạng khớp.

Tạo chủ đề mới

Dương Đình Hiệp
ddhiep
207 bài | 1,319 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn