Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom khác
>
Kỹ năng sống

Sơ cứu người bị tai biến đúng cách

06.10.2016, 03:55 PM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 5,309
Tag: Sơ cứu người bị đột quỵ, phòng ngừa tai biến
Cơn tai biến mạch máu não (TBMMN) hay còn gọi là đột quỵ là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm xảy ra rất nhanh chỉ trong vòng vài phút nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách sẽ để lại những di chứng nặng nề thậm chí gây tử vong cho người bệnh.

Sơ cứu người bị tai biến đúng cách

 

Bộ não người có khoảng 14 tỷ nơ ron (tế bào thần kinh). Sau khi hoàn thiện, các tế bào thần kinh gần như không được sinh ra, hoặc sinh ra rất ít, mà chỉ có già hoá và mất đi.

Cơn đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng của mô não. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết.

 

Sơ cứu người bị tai biến đúng cách

 

Mỗi lần đột quỵ sẽ làm chết khoảng 1,2 tỷ nơ ron, mỗi giờ đột quỵ mất 120 triệu, mỗi giây đột quỵ mất 32.000 nơ ron. Vì vậy, cấp cứu càng sớm thì càng giảm được lượng nơ ron thần kinh bị chết, tăng cơ hội cứu sống và giảm nhẹ di chứng cho người bệnh.

 

Các dấu hiệu khi bị tai biến

Bất kể ai cũng có thể phát hiện ra tín hiệu cảnh báo đột quỵ não của bệnh nhân chỉ trong vòng 1 vài phút thông qua 1 hay nhiều triệu chứng sau:

- Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Triệu chứng này có ở trên 50% số bệnh nhân.

- Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, không vững.

- Đột nhiên một bên tay không cầm nắm chắc được đồ vật, dễ rơi thìa, đũa, bát. Nhặt lại vật dụng để rơi một cách khó khăn.

- Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: bệnh nhân không còn khả năng phát ngôn.

- Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.

- Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.

- Những rối loạn trí thức: bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.

- Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.

Nhận diện bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản: C.N.G.

- C. Cười: Hãy yêu cầu người đó cười xem mặt có bị lệch về một bên không?

- N. Nói: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản xem người đó có thể nói một cách rõ ràng và lưu loát không?

- G. Giơ tay lên: Yêu cầu người đó giơ hai tay lên và giữ nguyên trong một phút, xem có bên tay nào bị yếu, liệt sẽ bị rơi hoặc hạ thấp xuống không?

 

Các bước sơ cứu người bị tai biến đúng cách trong lúc đợi xe cấp cứu

Phải thật nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa đến cơ sở y tế gần nhất và khẩn trương thực hiện các bước sơ cứu sau:

Nếu người bệnh tỉnh:

- Đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương.
- Đặt bệnh nhân nằm xuống chỗ thoáng ở tư thế đầu nằm nghiêng, đầu hơi nâng nhẹ.

- Không cạo gió, tự ý cho bệnh nhân ăn, uống bất cứ thứ gì thuốc huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

- Nếu bị liệt, khi vận chuyển, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên người không bị liệt.
Lau, móc hết đờm dãi, thức ăn còn sót lại, răng giả... để bệnh nhân dễ thở.

 

Sơ cứu người bị tai biến đúng cách

 

Nếu người bệnh bị hôn mê:

Cần sơ cứu theo những bước đã kể trên. Nếu mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, phải ngay lập tức tiến hành hô hấp bằng cách thổi mồm và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5 (cứ thổi ngạt 2 lần, quay xuống ép tim 10 lần).

 

Biện pháp phòng ngừa và tránh đột quỵ tái phát

Người bị đột quỵ rất dễ bị tái phát, đã bị đột quỵ lần đầu sẽ rất dễ bị các lần sau và lần sau bao giờ cũng nặng hơn các lần trước. Cho nên cách tốt nhất nên cần có biện pháp phòng ngừa tránh tái phát.

Theo các chuyên gia, người cao tuổi, người tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), xơ vữa động mạch, người hút thuốc lá… có nguy cơ cao bị tai biến. Ngoài thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, năng tập thể dục, còn phải kiểm soát tốt ổn định huyết áp, mỡ máu, đường huyết…

Duy trì lối sống, ăn uống lành mạnh như:

- Giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày (không quá 1.500mg/ngày).

- Tránh ăn các loại thức ăn nhiều cholesterol như bánh mì kẹp thịt, phô mai, kem...

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây mỗi ngày.

- Ăn cá 2 – 3 lần/tuần, ăn ngũ cốc, sữa ít chất béo hàng ngày.

- Tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày.

- Không hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.

 

 

Nguồn: Internet

 

 

Tạo chủ đề mới

Bui Thi Thanh Thuy
btthuy
124 bài | 1,913 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn