Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom bổ
>
Sức khỏe

Bệnh đường huyết

26.06.2015, 10:35 PM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 8,159
Tag: dai thao duong | ha duong huyet | benh duong huyet
Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Thông thường đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trong và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ.

Đường huyết của mỗi người biến động từ trước khi ăn đến sau khi ăn. Đây là mối quan tâm không chỉ của người bị bệnh đái tháo đường mà còn của tất cả những ai quan tâm đến sức khỏe và vóc dáng của mình.

Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống quá nhiều so với mức độ bình thường thì đây là một dấu hiệu không bình thường của cơ thể. Bệnh đường huyết có 2 loại là hạ đường huyết và tăng dường huyết. Hạ đường huyết là hiện tượng lượng đường trong máu (gluco) bị giảm xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9-6.4mmol/lit). Trái lại tăng đường huyết là hiện tượng dư thừa lượng đường trong máu (lớn hơn 7mmol/lit). 

 

Tăng đường huyết là gì?

Tăng đường huyết là có quá nhiều glucose trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 1,26g/l (7mmol/l) là có tăng đường huyết. Nếu đường huyết thử vào bất cứ lúc nào trong ngày lớn hơn hoặc bằng 2g/l (11mmol/l) là tăng đường huyết sau bữa ăn.

- Người không bị tiểu đường có thể bị không? Có. Ở những người này, đường huyết tăng trên mức bình thường nhưng chưa đủ để kết luận là bệnh tiểu đường. Đây là giai đoạn trung gian giữa tình trạng bình thường và bệnh lý.

- Có phải ăn quá nhiều đường là bị tăng đường huyết không? Chưa hẳn, tăng đường huyết liên quan rất ít đến ăn uống. Nguyên nhân tăng đường huyết làm cơ thể sản sinh ra quá ít lượng insulin

- Tăng đường huyết có bị hôn mê không? Có, tình trạng này có thể gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu trong mạch máu hoặc do môi trường cơ thể bị axit hoá.

- Dấu hiệu của tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường là gì? Người bị tiểu đường type 1 (đôi khi cũng đúng với tiểu đường type 2) có dấu hiệu khát nước, đi tiểu nhiều, cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sút cân. Người bị tiểu đường type 2 thì không nhận biết được dấu hiệu này trong một thời gian dài. Đi khám mới biết được.

 

Hạ đường huyết

Ngược lại với đường huyết tăng là tình trạng hạ đường huyết, đây là hiện tượng đường huyết trong máu xuống thấp hơn bình thường mà nguyên nhân chủ yếu là do dùng quá liều insulin hay thuốc uống, hoặc tiêm insulin không đúng kỹ thuật. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạ đường huyết?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạ đường huyết, sau đây là một số lý do thường gặp:

- Dùng quá liều insulin hay thuốc uống, hoặc tiêm insulin không đúng kỹ thuật (đối với bệnh nhân đái tháo đường).

- Bỏ bữa hay ăn muộn.

- Phải làm việc mệt nhọc hay tập luyện thể lực quá nhiều.

- Đang đau ốm (vì lý do bệnh khác).

- Uống rượu lúc đói.

 

Vậy thế nào là đường huyết an toàn?

Khi kiểm tra đường huyết, chỉ số đường huyết như sau được coi là an toàn :

  • Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
  • Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
  • Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Tùy theo từng lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng … mà mức đường huyết an toàn của mỗi người có thể khác nhau tuy nhiên sự khác nhau này là không nhiều lắm.

 

Tổng hợp

Tạo chủ đề mới

Dương Đình Hiệp
ddhiep
207 bài | 1,319 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn