Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom bổ
>
Sức khỏe

Những cách phòng tránh bệnh gút

17.08.2015, 11:45 PM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 2,565
Tag: ẩm thực hà nội, cách phòng bệnh gút, bệnh gút nên ăn gì
Hiện nay vẫn chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn Gout. Vậy nên phòng tránh bệnh gout bằng một lối sống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết.

Bệnh gút hay bệnh gout là một bệnh lý thường gặp ở nam giới. Bệnh thường do các cơn tái phát của viêm khớp cấp tính, triệu chứng điển hình là sưng tấy, nổi u cục hoặc viêm ở các khớp.

 

Những nguy cơ gây mắc bệnh gút?

 

Lối sống:

Thường nhất là do uống nhiều bia rượu. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗi ngày. Người thừa cân béo phì, ăn nhiều chất đạm (các loại thịt đỏ: thịt bò, lợn, chó...), các loại chất béo... Nếu thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gút.

 

Một số bệnh lý và thuốc:

Một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh gút, như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động... cũng làm tăng acid uric máu.

Một số thuốc như lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thưlàm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu. 

 

Gen di truyền:

Một phần tư số bệnh nhân bị bệnh gút có tiền sử gia đình bệnh này. Tuổi và giới. Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị gút trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70.

 

Cách phòng ngừa bệnh gút

 

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh gút

 

Chế độ ăn uống để phòng ngừa bệnh gút

- Ăn uống điều độ, không được nhịn đói, bỏ bữa, không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối và cà muối. Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, kem.

- Trong các loại thịt nên chọn thịt gia cầm gà, vịt và cá. Chúng cũng tốt đối với những người béo hay có bệnh tim mạch vì chứa ít cholesterol. Tránh các loại thịt gia súc, thịt đỏ. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

- Các thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm không có hoặc ít có nhân purin và có công dụng tăng cường đào thải axit uric qua đường tiết niệu như: rau cần, súp lơ, dưa chuột, cải xanh, cà chua, cà pháo, cà tím, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, đậu đỏ, lê, táo, nho, cải trắng, hành tây, mía, chuối, cam quýt…

+ Dứa: Trong dứa chứa một loại enzim là bromelain có khả năng kháng viêm hiệu quả, vì vậy bạn có thể đưa dứa vào thực đơn của mình. Nó cũng có tác dụng giảm những cơn đau gút rất rốt.

+ Gừng: Gừng chứa các chất có tác dụng trị chống viêm do quá trình tích tụ axit uric trong cơ thể, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi lên cơn đau.

+ Nghệ: Nghệ cũng gồm các thành phần có tác dụng kháng viêm vì vậy bạn nên đưa nghệ vào danh mục khẩu phần ăn hàng ngày để phòng ngừa bệnh gút.

+ Nước ép anh đào: Uống nhiều nước hoa quả tươi đặc biệt là nước anh đào có thể giúp bạn giải quyết những rắc rối do gút gây nên. Quả anh đào có tác dụng giảm bớt nồng độ axit uric qua đó giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh gút.

+ Chuối: Chuối có hàm lượng đường thấp và hàm lượng kali cao. Chính những thành phần này giúp chuối trở thành thực phẩm ngừa bệnh gút số 1. Mọi biểu hiện của bệnh gút đều bị chất kali có trong chuối đẩy lùi, nó còn có vai trò phá vỡ các cấu trúc tinh thể axit uric đồng thời đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

+ Cải xoong: Cải xoong chứa đầy đủ hàm lượng các vitamin và khoáng chất tốt cho thận, có chức năng loại bỏ lượng axit uric thừa ra khỏi cơ thể.

- Không uống rượu, hạn chế uống bia, không uống nước chè, cà phê đặc và các đồ uống có ga. Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị gút gấp 2,5 lần so với nhóm người ít uống.

- Các loại thực phẩm từ sữa ít béo: Việc sử dụng nhiều thực phẩm sữa ít béo như sữa tươi và sữa chua sẽ làm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh gút đặc biệt đối với nam giới. Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua; dưa chuột, dưa hấu... là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút.

- Nên uống nhiều nước khoảng 2,5-3 lít mỗi ngày. Nên uống nước khoáng không gas có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh irate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận. 7 loại thực phẩm sau đây được cho là có khả năng ngăn ngừa bệnh gút.

 

Chế độ sinh hoạt

- Cần vận động thường xuyên, vừa sức. Người đang bị viêm, sưng khớp không luyện tập quá nhiều và quá sức.

- Hạn chế căng thẳng, bực tức, giữ tinh thần thoải mái và không nên thức khuya.

- Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay với nước ấm từ 20-30 phút. Phương pháp này giúp làm mềm và thư giãn các khớp, có thể hạn chế được các cơn đau cấp tính do bệnh gây ra, từ đó làm hạn chế biến dạng khớp.

 

Triệu chứng chung của các bệnh về xương khớp

 

 

Người bị bệnh gút không nên ăn gì?

 

- Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như:

+ Hải sản các loại.
+ Các loại thịt có màu đỏ như: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
+ Phủ tạng động vật như: Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
+ Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…

- Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

- Không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan (Gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric).

- Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như:

+ Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…
+ Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ…
+ Giảm các thực phẩm giàu chất béo như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

 

- Kiêng các loại đồ uống:

+ Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu,…
+ Hạn chế đồ uống có ga, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
+ Giảm các đồ uống có vị chua như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.

 

Người bị bệnh gút nên ăn gì?

 

- Thức ăn có lợi cho người bị gút:

+ Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

 

- Đồ uống có lợi cho người bệnh gút:

+ Một điều quan trọng nhất là Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Không uống nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng Sức khỏe.
+ Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận (ví dụ sản phẩm nước khoáng kiềm Akaline).

Gan và thận là 2 cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh gút. Thận có vai trò đào thải acid uric. Gan có vai trò cân bằng lại chuyển hóa đạm, đường mỡ và cân bằng lại việc tạo ra acid uric. Hoạt động của gan lại chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần. Vì vậy bệnh nhân gút cũng cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya.

 

ST

Tạo chủ đề mới

Dương Đình Hiệp
ddhiep
207 bài | 1,319 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn