Quên mật khẩu
Tạo tài khoản
hoiamthuc.vn
Zoom khác
>
Kinh nghiệm

Các kinh nghiệm cần thiết cho một chuyến phượt

23.11.2016, 09:55 AM

Bạn thích bài viết này?


Bạn muốn quảng cáo bài viết này lên Top kết quả tìm kiếm Google? Xem chi tiết dịch vụ seo từ khóa (Aliofiot Ads)
Xem: 7,669
Tag: kinh nghiem phuot
Một trong những sở thích của các bạn trẻ hiện nay chính là phượt. Những chuyến đi phượt giúp bạn có nhiều sự trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm sống cho bản than cũng cách xử lý các tình huống trên đường. Nhưng việc trải qua các cung đường phượt cũng là một trong những khó khăn và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy để bạn có những chuyến đi phượt an toàn hãy cùng chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm.

Kinh nghiệm lên lịch trình đường đi và tính toán thời gian.

 Việc lên lịch trình đường đi là một việc làm hết sức cần thiết khi đi phượt. Điều này không chỉ quan trọng với những người đi phượt lần đầu mà kể cả những người đã có kinh nghiệm phượt lâu năm.

Kinh nghiệm lên lịch trình đường đi an toàn nhất là bạn phải tìm hiểu thật kỹ nơi mình đến như: các cung đường, địa điểm nghỉ ngơi phù hợp. Hiện tại trên internet đã có rất nhiều hội nhóm phượt để bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của những người đã từng đi. Tuy nhiên một lưu ý khi đi phượt lần đầu là bạn không nên quá chủ quan khi nghe những người đã từng đi đánh giá về đoạn đường đó.

Khi đã tìm hiểu đầy đủ về những địa điểm ăn chơi, ngủ nghỉ thì bạn cần vạch ra lịch trình cụ thể và xác định thời gian xuất phát chính xác, tìm hiểu những trạm dừng chân và phải luôn có phương án dự phòng cho những sự cố ngoài ý muốn như: hư xe, trời mưa.

Dự trù thời gian cho toàn chuyến đi cũng như thời gian ở tại mỗi địa danh cụ thể. Trung bình mỗi ngày bạn chỉ nên đi xe máy khoảng dưới 200km để có thời gian thăm thú nhiều hơn. Bạn nên khởi hành sớm và đến điểm nghỉ trước khi trời tối, tránh đi đường ban đêm. Để dự trù cho trường hợp đi đường lúc trời tối, bạn nên đổ đầy xăng ngay khi bình chỉ hơi cạn, hoặc khi gặp trạm xăng ở các thị trấn, làng mạc, tránh trường hợp hết xăng giữa chốn đồng không mông quạnh.

 

Địa điểm ăn nghỉ.

 Thông thường, có rất nhiều nhà nghỉ ở xung quanh các địa danh du lịch, quanh bến xe hoặc nơi trung tâm. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn nên tìm phòng trọ, nhà nghỉ bình dân ven đường quốc lộ hay bến xe. Nhớ kiểm tra phòng và hỏi giá trước khi quyết định thuê. Không nên nghỉ lại nơi an ninh thiếu an toàn, tránh xa các tệ nạn.

Với quán ăn, khi ăn tại đường quốc lộ, bạn nên vào quán nhiều xe tải dừng ăn và hãy tránh xa nơi xe khách dừng. Dân xe tải thường biết chọn quán ăn ngon hơn là các nhà xe, vốn thường cho khách ghé vào ăn những quán thân quen để nhận tiền hoa hồng.

Danh sách những quán ăn ngon ở mỗi địa phương được chia sẻ rất nhiều trên mạng, bạn có thể ghi chú lại trước khi đi sẽ giúp ích nhiều. Nên khảo sát một vòng các quán ăn trước khi quyết định và ưu tiên chọn quán đông khách. Cũng không nên ngần ngại hỏi người dân địa phương, nhiều khi bạn sẽ nhận được những lời khuyên thú vị.

 Đồ dùng sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

 Đồ dùng cá nhân ở đây đơn thuần là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày dành riêng cho cá nhân bạn sử dụng, hãy cùng tham khảo các đồ dùng cá nhân cho một chuyến phượt kéo dài từ 3-5 ngày:

- Quần dài : 1-3 chiếc trong đó có 1 chiếc sử dụng thường xuyên trên đường, 1-2 chiếc còn lại chỉ sử dụng để làm phương án dự phòng khi quá bẩn hoặc ướt (không nên thay quần dài đi đường hàng ngày làm gì vì nếu như thế thì bao nhiêu cũng không đủ).

- Áo phông mỏng mặc ở trong cùng, số lượng áo này thì tương đương với số ngày bạn đi, mang khoảng từ 3-5 chiếc là okie.

- Áo len mỏng cho mùa hè và áo len dày cho mùa đông : 2 chiếc

- Áo khoác gió : có tác dụng chắn gió rất tốt, nếu có thể bạn nên mua loại áo có khả năng chống cả nước để không bị ngấm sương vào người. Áo gió thường được dùng với những nơi thời tiết chỉ hơi se lạnh.

- Áo khoác dày :  Vào mùa đông nhiệt độ ở các vùng núi có những nơi xuống rất thấp nhất là chiều tối, chính vì vậy nên cần một chiếc áo giữ ấm tốt nhưng vẫn phải gọn, bạn có thể lựa chọn những loại áo lông vũ nhẹ.

- Khăn quàng cổ : Với mùa hè bạn chỉ cần một vài chiếc khăn rằn dùng để quấn cổ và quấn đầu sẽ có tác dụng chắn nắng (không bị cháy đen khu vực cổ) và thấm mồ hôi trên đầu, nếu khăn đủ dài thì chỉ cần dùng 1 chiếc cho cả 3 nhiệm vụ; quấn cổ, quấn đầu, bịt mặt. Vào mùa đông thay khăn rằn bằng khăn len để giữ nhiệt tốt hơn.

- Bịt tai để giữ ấm nếu trời lạnh.

- Khoảng 3-5 đôi tất và 3-5 bộ quần/áo lót. Tất có tác dụng giữ ấm cho gan bàn chân nên rất quan trọng, bạn cứ mang nhiều đi một chút để thay trong trường hợp bị ướt.

- Giày : nên sử dụng loại giày thể thao có độ bám tốt, đi thoải mái cho chân. Với các bạn nam tránh dùng giày da, với các bạn nữ tránh dùng giày cao gót, giày búp bê. Trong trường hợp phân vân giữa các loại giày bạn cứ dùng giày bộ đội.

- Khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng tất cả những thứ này bạn nên bỏ gọn vào trong một chiếc túi đựng đồ cá nhân.

- Túi ngủ cho những chuyến đi ngủ lều.

- Với ngần đó thứ đồ thì bạn sẽ cần đến một chiếc ba lô khoảng 50L là vừa, Cùng Phượt khuyên bạn với 1 xe máy thì sử dụng 2 ba lô của xế khoảng 60L và của ôm khoảng 50L là vừa, một số đồ dùng khác bạn có thể để ở ngoài.

 

Giấy tờ tùy thân.

 - Giấy phép lái xe : Thứ bắt buộc phải có nếu chuyến đi của bạn có một hành trình bất kỳ sử dụng xe máy, đây cũng là giấy tờ bạn có thể sử dụng thay thế CMND khi lên máy bay.

- Đăng ký xe, bảo hiểm xe, giấy chứng nhận nộp phí đường bộ : Những thứ cần thiết để tránh gặp rắc rối với CSGT khi đi trên đường

- Hộ chiếu + CMND : Khi vào khu vực biên giới, theo quy định bạn sẽ phải xuất trình giấy tờ tùy thân với đồn biên phòng quản lý khu vực đó chính vì vậy bạn nên mang theo CMND, trong trường hợp ở một số cửa khẩu các bạn muốn sang phía bên kia biên giới du lịch thì bạn cần phải có thêm hộ chiếu.

- Nếu bạn không muốn mang theo tiền nhiều thì nhớ mang theo thẻ ATM, thường ở trung tâm các huyện sẽ có ATM của ngân hàng Agribank nên các bạn nhớ mang theo loại thẻ có thể rút được ở ngân hàng ngày (hệ thống Smartlink là okie).

 Kiểm tra xe trước khi đi.

 Nếu không biết gì thì mang xe đi bảo dưỡng toàn bộ cho lành (nếu biết một chút thì cũng vẫn mang đi bảo dưỡng nhưng chú ý mấy điều phía dưới nữa :3)

Làm lọ dầu (nhớt) mới đi cho mát máy, má phanh mòn thì thay, hết dầu phanh thì đổ, săm có vết vá thì chuyển cái mới (đi đường dài lốp nóng, vết vá dễ bị bong), lốp mòn rồi thì đừng có tiếc. Chú ý với các bạn đi xe của Yamaha thì đừng dùng lốp gốc của xe, cái lốp đấy chỉ chạy đường phố thôi, đi đường núi bám đường với bám cua chán lắm. Các bạn cứ thay lốp Future mà đi vì nó cùng kích thước lốp với nhau, hoặc chọn luôn lốp Inoue.

Nhông xích mà mòn quá thì làm bộ mới, căng xích lên một chút, đừng để trùng quá đến lúc leo dốc chả có tí lực nào đâu

Các loại đèn xem có sáng không, đèn hậu có sáng khi đạp/bóp phanh (thắng) không.

Kiểm tra xem ắc quy okie không, đi đường mà chết ắc quy thì cũng ngán đó

 

Những kinh nghiệm phượt bụi này sẽ giúp bạn hạn chế các rủi ro nhất định khi phượt. Bên cạnh đó sẽ giúp bạn có một kế hoạch hoàn hảo cho những chuyến hành trình của mình. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ và thú vị!

Nguồn: tổng hợp.

Tạo chủ đề mới

Vu Tuấn
tuananh86
6 bài | 676 lượt xem
Like Hoiamthuc.vn để được xem nhiều hơn